Kết quả tìm kiếm cho "hướng tới nông thôn mới"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 7040
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer nói chung, xã Núi Tô (huyện Tri Tôn) nói riêng, hòa thượng Chau Ty (Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Soài So) đã phát huy vai trò cầu nối xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Hôm nay, gần 250 đại biểu toàn tỉnh về dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh An Giang lần IV/2024, với niềm hân hoan, phấn khởi. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, nhằm biểu dương, tôn vinh đóng góp to lớn của đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng quê hương An Giang.
Sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của mạng xã hội và các hình thức giải trí đã làm thay đổi thói quen đọc sách của nhiều người. Từ đó, đặt ra vấn đề về xây dựng, thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng, nhất là đối với thanh, thiếu niên.
Trung tâm Khuyến nông An Giang vừa thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ương cá tra 2 giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”, giai đoạn 2023 - 2024. Qua triển khai, mô hình cho thấy kết quả rất khả quan.
Cả nước đang tập trung thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Hiện nay, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang bàn luận dự thảo nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Cùng với việc nỗ lực hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu trong năm “nước rút” thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tri Tôn khóa XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chỉ đạo chi, đảng bộ cơ sở tập trung chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp.
TX. Tân Châu đạt chuẩn đô thị loại III, nhưng số người yếu thế còn khá nhiều. Trước thực tế này, thị xã vận động các nguồn lực khác nhau để chăm lo, giúp người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những năm qua, các cấp, ngành của tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, ngày càng củng cố niềm tin của bà con đối với Đảng, Nhà nước.
Ngày 26/11, tại Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2025 các tỉnh phía Bắc.
Cộng đồng đồng bào các dân tộc thiểu số tại Bình Phước hiện chiếm 19,67%. Trên địa bàn có 58 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó có 5 xã và 25 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Thời gian qua, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang được phát huy.
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, Ban Giám đốc Công an tỉnh ký kết Quy chế phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang.